Bài đăng nổi bật



 “Hôm nay trời nhẹ lên cao. Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” là cái tâm trạng dễ thấy ở tuổi teen từ xưa tới nay. Dễ thích cái mới và cũng chóng chán, nhanh nản lắm. Tôi không có ý quy chụp tất cả, nhưng thật tình thì có nhiều bạn tâm sự với tôi như vậy. Và đó là điều dễ hiểu, vì tâm sinh lý cái tuổi ấy nó thế “dễ buồn, dễ vui, mong manh dễ nổ và cũng dễ đổ vỡ”.

Tôi may mắn gặp được khá nhiều bạn sinh viên ngoan ngoãn chăm chỉ và đặc biệt có những bạn có ý chí phấn đấu rất cao, khả năng tự định hướng đạt đến mục tiêu rất tốt. Tuy nhiên, có bạn lại rất dễ bị cám dỗ bởi các yếu tố ngoại lai, gây mất tập trung và đôi khi quên mất cả mục tiêu cần hướng tới.

Vậy làm sao để giúp sinh viên đi suốt một chặng đường dài với đầy hứng thú mà không bỏ giữa chừng vì những từ khóa quá đỗi quen thuộc như “nản, chán”.  Đặc biệt là sinh viên nghành IT vốn đã quen khô khan cùng những dòng lệnh khó có hồn trên những IDE quá đỗi thông minh và ít xúc cảm.

Với vai trò là một giáo viên, tôi nghĩ mình có trách nhiệm nâng bước các em trên những con đường đó. Có nhiều cách khác nhau để động viên sinh viên: truyền lửa yêu đời, yêu nghề cho sinh viên, trò chuyện chát chít cùng sinh viên, khen ngợi, có phần thưởng là điểm hoặc vật chất, etc…

Tuy nhiên, tất cả những cái đó một lần nữa chỉ là yếu tố ngoại lai và mang tính chất tức thời. Và quan trọng là cái đó khó bền lắm, giống như là thời tiết ấy nay mưa mai nắng rất thất thường. Vậy cái gì mới mang tính chất quyết định động viên sinh viên? Nó nằm ở bản chất nội tại của sinh viên là phải “thật sự ham muốn học”.

Vậy sự động viên và thúc đẩy thực sự mà giáo viên có thể làm và tạo ra ảnh hưởng lớn đó là sự động viên đến từ những bài giảng mỗi ngày. Làm sao để sinh viên thích tới lớp? Làm sao để sinh viên thích mỗi giờ lý thuyết hay thực hành? Làm sao để sinh viên thấy bản thân mình luôn muốn học từ tâm, tự tâm mình đưa mình đi học chứ ko phải là do ai thúc giục hay bất kỳ động cơ nào khác như: học đi để có bằng, học đi để có điểm, học đi để đi làm. 

Tôi mong muốn có những bài giảng mà ở đó sinh viên là trung tâm, vấn đề đưa ra là trọng tâm. Trong lớp học sẽ tập trung vào việc tổ chức không gian cho sinh viên làm việc để giải quyết vấn đề, bài toán nào đó trong thực tế cuộc sống!

Về mặt phương pháp luận, mô hình ARCS phần nào sẽ giúp ta làm việc đó. Entry tiếp theo tôi sẽ nói kỹ hơn về mô hình này.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn