Vài ba năm trở lại đây, Flipped
Teaching bắt đầu hình thành và áp dụng tại ngày càng nhiều các trường học ở Mỹ.
Theo
USA
TODAY thì số lượng thành viên tham gia mạng lưới Flipped Learning tại Mỹ là
hơn 10000 người, và gia tăng mạnh vào năm vừa qua.
Flip Teaching là gì
Vậy Flipped Teaching là cái
gì mà bên Tây họ thi nhau áp dụng thế nhỉ?
Nhìn vào hình ảnh trên bạn có
thấy điều gì không? Mọi thứ đều đảo ngược. Tại sao lại phải đảo ngược cách làm
truyền thống?
Theo cách giảng dạy truyền thống
thì sẽ như nào nhỉ? Giáo viên vào lớp giảng bài, rồi ra bài tập làm trên lớp
(thường là có ít thời gian), chủ yếu là giao thêm bài tập về nhà để học sinh
làm thêm. Ta dễ nhận thấy nhược điểm của mô hình này là “
Một cỡ cho tất cả”.
Có nghĩa là bài giảng sẽ cùng
một tốc độ, áp dụng cho cả lớp, có thể nó sẽ nhanh quá với bạn yếu, nhưng lại
có thể là chậm quá với bạn khá. Và hơn thế thời
gian để giáo viên ngồi với sinh viên, hỗ trợ, trao đổi trực tiếp với từng sinh viên là khá ít, vì giáo viên còn
phải dành thời gian chủ yếu vào việc giảng bài và giải thích các khái niệm mới.
Vậy hãy thử nghĩ xem, thay vì
bạn lên lớp giảng, thì bạn ghi hình thu âm lại bài giảng của mình, rồi upload
lên đâu đó, share cho sinh viên xem trước khi tới lớp…thì sẽ thế nào nhỉ? Đó
chính là cách mà Flipped Teaching sẽ áp dụng đó.
Nhìn hình trên, bạn dễ nhận
thấy được sự khác biệt của “Lớp học truyền thống” với “Lớp học đảo ngược.” Sinh
viên sẽ TỰ HỌC KIẾN THỨC MỚI Ở NHÀ thông qua Video. Giáo viên sẽ HỖ TRỢ SINH
VIÊN LÀM BÀI TẬP TRÊN LỚP.
Bắt đầu buổi học thay vì giáo
viên sẽ nói: “Hôm nay, chúng ta sẽ học….” thì sẽ nói “Hôm nay, chúng ta sẽ
LÀM…”
Lớp học đảo ngược của tôi
Thấy bên Tây người ta áp dụng
hay quá, lại có chiều hướng gia tăng số lượng người áp dụng. Kết quả thống kê
thì thấy cũng đáng nể. Thế là tôi đã liều áp dụng thử vào lớp sinh viên kỳ 1 của
mình. Đa số các bạn vừa tốt nghiệp phổ thông trung học, đã quá quen với cách học
truyền thống. Và có một số sinh viên đang theo học Đại học Bách Khoa, chắc cũng
chẳng lạ gì cách học trên giảng đường với hàng trăm sinh viên, và giáo sư thì
thuyết giảng bằng micro, với la liệt hàng trăm sinh viên ở dưới. Cách học truyền
thống đã ăn sâu vào tiềm thức, nhưng tôi đã cố gắng vận động và chủ động thay đổi
cách học đó của sinh viên.
Tôi đã làm gì với lớp-ngược của
mình? Tôi đã yêu cầu toàn bộ sinh viên phải đọc và tự tìm hiểu bài ở nhà trước
khi tới lớp. Vậy làm sao để biết sinh viên có tìm hiểu hay không? Tôi yêu cầu
sinh viên trước khi học bài mới, phải nộp đầy đủ XMind (bản đồ tư duy – tóm tắt
kiến thức của bài mới – mặc dù chưa học trên lớp) và bản danh sách QA (đưa ra
ít nhất 10 câu hỏi, sau đó tự trả lời cho câu hỏi đó). Ai không nộp, trừ 1 điểm
vào bài thực hành.
Trên lớp, tôi sẽ đặt vấn đề,
đưa ra câu hỏi, đưa ra bài toán để sinh viên tự trả lời, tự code và tự thảo luận.
Vai trò của tôi là dẫn dắt và điều hướng, trợ giúp. Sinh viên sẽ làm việc theo
nhóm!
Thời gian giảng giải của tôi về
cơ bản không quá 30 phút trong tổng số 4h. Đa số thời gian dành cho những việc
kể trên. Tôi không dùng Slide. Tôi không code demo. Sinh viên phải tự đọc, tự
tóm tắt, tự ghi chép, tự code…tự làm mọi việc!
Tài nguyên của sinh viên sử dụng
là bút, giấy, sách, vở. Đôi khi tôi cho sinh viên thay đổi không khí bằng cách
code trên IDE, run chạy thử luôn. Sinh viên cũng tự chữa bài, fix bug cho nhau.
Hiệu quả cuối môn thì tôi
chưa biết, nhưng tôi thấy được 70-80% sinh viên đã hiểu và làm xong bài tập
ngay trên lớp. Không khí học tập tích cực, chủ động! Còn lại thì phải chờ kết
quả thi mới biết được J
Và quan trọng hơn thật may mắn cho tôi là có những sinh viên năng động nhiệt tình, và đa số là chăm chỉ đã làm những thứ tôi yêu cầu :) Đấy có lẽ là điều thành công nhất hơn cả điểm số này nọ ;)
Cách tôi triển khai chưa
hẳn là Flipped Teaching một cách hoàn chỉnh như người ta đã làm ở Mỹ.
Cái tôi làm mới chỉ là mang tính thử nghiệm, và áp dụng trong chừng mực cho
phép!
Hôm nay lọ mọ thế nào search đúng bài này. Đang quan tâm tới Flipped Teaching người quen cũ ạ
Trả lờiXóaĐăng nhận xét