Độ ưu
tiên của toán tử thiết lập thứ tự ưu tiên tính toán khi một biểu thức số học cần
được ước lượng. Tóm lại, độ ưu tiên đề cập đến thứ tự mà C thực thi các toán tử.
Thứ tự ưu tiên của toán tử số học được thể hiện như bảng dưới đây.
Loại toán tử
|
Toán tử
|
Tính kết hợp
|
Một ngôi
|
- , ++, --
|
Phải sang trái
|
Hai ngôi
|
^
|
Trái sang phải
|
*, /, %
|
+, -
|
=
|
Phải sang trái
|
Bảng
4.4: Thứ tự ưu tiên của toán tử số học
Những
toán tử nằm cùng một hàng ở bảng trên có cùng quyền ưu tiên. Việc tính toán của
một biểu thức số học sẽ được thực hiện từ trái sang phải cho các toán tử cùng độ ưu tiên. Toán tử *, /,
và % có cùng đô ưu tiên và cao hơn + và - (hai ngôi).
Độ ưu
tiên của những toán tử này có thể được thay đổi bằng cách sử dụng dấu ngoặc
đơn. Một biểu thức trong ngoặc luôn luôn được tính toán trước. Một cặp dấu ngoặc
đơn này có thể được bao trong cặp khác. Ðây là sự lồng nhau của những dấu ngoặc
đơn. Trong trường hợp đó, việc tính toán trước tiên được thực hiện tại cặp dấu
ngoặc đơn trong cùng nhất rồi đến dấu ngoặc đơn bên ngoài.
Nếu có
nhiều bộ dấu ngoặc đơn thì việc thực thi
sẽ theo thứ tự từ trái sang phải.
Tính kết
hợp cho biết cách thức các toán tử kết hợp với các toán hạng của chúng. Ví dụ,
đối với toán tử một ngôi: toán hạng nằm bên phải được tính trước, trong phép
chia thì toán hạng bên trái được chia cho toán hạng bên phải. Đối với toán tử
gán thì biểu thức bên phải được tính trước rồi gán giá trị cho biến bên trái
toán tử.
Tính kết
hợp cũng cho biết thứ tự mà theo đó C đánh giá các toán tử trong biểu thức có
cùng độ ưu tiên. Các toán tử như vậy có thể tính toán từ trái sang phải hoặc
ngược lại như thấy trong bảng 4.5.
Ví dụ:
a = b = 10/2;
Giá trị
5 sẽ gán cho b xong rồi gán cho a. Vì vậy thứ tự ưu tiên sẽ
là phải sang trái. Hơn nữa,
-8 * 4
% 2 – 3
được
tính theo trình tự sau:
Trình tự Thao tác Kết quả
1. - 8 (phép trừ một ngôi) số âm của 8
2. - 8 * 4 - 32
3. - 32 % 2 0
4.
0-3 -3
Theo
trên thì toán tự một ngôi (dấu - ) có quyền ưu tiên cao nhất được tính trước
tiên. Giữa * và % thì được tính từ trái sang phải. Tiếp đến sẽ là
phép trừ hai ngôi.
Thứ
tự ưu tiên giữa những toán tử so sánh (toán tử quan hệ)
Ta đã
thấy trong phần trước một số toán tử số học có độ ưu tiên cao hơn các toán tử số
học khác. Riêng với toán tử so sánh, không có thứ tự ưu tiên giữa các toán tử
và chúng được ước lượng từ trái sang phải.
Thứ
tự ưu tiên giữa những toán tử luận lý
Bảng dưới
đây trình bày thứ tự ưu tiên cho toán tử luận lý.
Thứ tự
|
Toán tử
|
1
|
NOT
|
2
|
AND
|
3
|
OR
|
Bảng
4.5: Thứ tự ưu tiên cho toán tử luận lý
Khi
có nhiều toán tử luận lý trong một điều kiện, chúng được lượng giá từ phải sang
trái.
Ví dụ,
xét điều kiện sau:
False OR
True AND NOT False AND True
Ðiều kiện
này được tính như sau:
1. False OR True AND [NOT False] AND
True
NOT có độ ưu tiên cao nhất.
2. False OR True AND [True AND True]
Ở đây, AND là toán tử có độ ưu
tiên cao nhất và những toán tử có cùng ưu tiên được tính từ phải sang trái.
3. False OR [True AND True]
4. [False OR True]
5. True
Thứ
tự ưu tiên giữa các kiểu toán tử khác nhau
Khi một
biểu thức có nhiều hơn một kiểu toán tử thì thứ tự ưu tiên phải được thiết
lập giữa các kiểu toán tử với nhau.
Bảng dưới
đây cho biết thứ tự ưu tiên giữa các kiểu toán tử khác nhau.
Thứ tự
|
Kiểu toán tử
|
1
|
Số học
|
2
|
So sánh (Quan hệ)
|
3
|
Luận lý
|
Bảng
4.6. Thứ tự ưu tiên giữa các kiểu toán tử khác nhau
Do vậy,
trong một biểu thức gồm cả ba kiểu toán tử, các toán tử số học được tính trước,
kế đến là toán tử so sánh và sau đó là toán tử luận lý. Thứ tự ưu tiên của các toán tử trong
cùng một kiểu thì đã được nói tới ở những phần trước.
Dấu
ngoặc đơn
Thứ tự
ưu tiên của các toán tử có thể thay đổi bởi các dấu ngoặc đơn. Khi đó, chương
trình sẽ tính toán các phần dữ liệu trong dấu ngoặc đơn trước.
Khi
một cặp dấu ngoặc đơn này được bao trong cặp khác, việc tính toán thực hiện trước
tiên tại cặp dấu ngoặc đơn trong cùng nhất, rồi đến dấu ngoặc đơn bên ngoài.
Nếu
có nhiều bộ dấu ngoặc đơn thì việc thực hiện sẽ theo thứ tự từ trái sang phải.
Đăng nhận xét