Ngày nay, khoa học máy tính thâm
nhập vào mọi lĩnh vực. Tự động hóa hiện đang là ngành chủ chốt điều hướng sự
phát triển thế giới. Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải hiểu biết ít nhiều về Công
nghệ Thông tin và lập trình nói chung. Cụ thể, C là một ngôn ngữ lập trình cấp cao mà mọi lập
trình viên cần phải biết. Vì thế, trong giáo trình này, chúng ta sẽ nghiên cứu
chi tiết cấu trúc ngôn ngữ C. Ðầu tiên chúng ta tìm hiểu sự khác nhau của những
khái niệm: Lệnh (Command), Chương trình (Program) và Phần mềm (Software).
Ra lệnh cho máy tính làm việc
Khi một máy tính được khởi động,
nó sẽ tự động thực thi một số tiến trình và xuất kết quả ra màn hình. Ðiều này
diễn ra thế nào? Câu trả lời đơn giản là nhờ vào Hệ điều hành cài đặt bên trong
máy tính. Hệ điều hành (operating system) được xem như phần mềm hệ thống. Phần
mềm này khởi động máy tính và thiết lập
các thông số ban đầu trước khi trao quyền cho người dùng. Để làm được điều này,
hệ điều hành phải được cấu tạo từ một tập hợp các chương trình. Mọi chương
trình đều cố gắng đưa ra lời giải cho một hay nhiều bài toán nào đóMọi chương
trình cố gắng đưa ra giải pháp cho một hay nhiều vấn đề. Mỗi chương trình là tập
hợp các câu lệnh giải quyết một bài toán cụ thể. Một nhóm lệnh tạo thành một
chương trình và một nhóm các chương trình tạo thành một phần mềm.
Để rõ hơn, chúng ta hãy xem xét một
thí dụ: Một người bạn đến nhà chúng ta chơi và được mời món sữa dâu. Anh ta thấy
ngon miệng và muốn xin công thức làm. Chúng ta hướng dẫn cho anh ta làm như sau:
1. Lấy một ít sữa.
2. Đổ nước ép dâu vào.
3. Trộn hỗn hợp này và làm lạnh.
Bây giờ nếu bạn của chúng ta theo
những chỉ dẫn này, họ cũng có thể tạo ra món sữa dâu tuyệt vời.
Chúng ta hãy phân tích chỉ thị (lệnh)
ở trên
Lệnh đầu tiên : Lệnh này hoàn chỉnh
chưa ? Nó có trả lời được câu hỏi lấy sữa ‘ở đâu’ ?.
Lệnh thứ hai : Một lần nữa, lệnh
này không nói rõ nước ép dâu để ‘ở đâu’.
May mắn là bạn của chúng ta đủ
thông minh để hiểu được công thức pha chế nói trên, dù rằng còn nhiều điểm chưa
rõ ràng. Do vậy nếu chúng ta muốn phổ biến cách làm, chúng ta cần bổ sung các
bước như sau:
1. Rót một ly sữa vào máy trộn.
2. Đổ thêm vào một ít nước dâu
ép.
3. Ðóng nắp máy trộn
4. Mở điện và bắt đầu trộn
5. Dừng máy trộn lại
6. Nếu đã trộn đều thì tắt máy,
ngược lại thì trộn tiếp.
7. Khi đã trộn xong, rót hỗn hợp
vào tô và đặt vào tủ lạnh.
8. Ðể lạnh một lúc rồi lấy ra
dùng.
So sánh hai cách hướng dẫn nêu
trên, hướng dẫn thứ hai chắc chắn hoàn chỉnh, rõ ràng hơn, ai cũng có thể đọc
và hiểu được.
Tương tự, máy tính cũng xử lý dữ
liệu dựa vào tập lệnh mà nó nhận được. Ðương nhiên các chỉ thị đưa cho máy vi
tính cũng cần phải hoàn chỉnh và có ý nghĩa rõ ràng. Những chỉ thị này cần phải
tuân thủ các quy tắc:
1. Tuần tự
2. Có giới hạn
3. Chính xác.
Mỗi chỉ thị trong tập chỉ thị được
gọi là “câu lệnh” và tập các câu lệnh được gọi là “chương trình”.
Chúng ta hãy xét trường hợp
chương trình hướng dẫn máy tính cộng hai số.
Các lệnh trong chương trình có thể
là:
1. Nhập số thứ nhất và nhớ nó.
2. Nhập số thứ hai và nhớ nó.
3. Thực hiện phép cộng giữa số thứ
nhất và số thứ hai, nhớ kết quả phép cộng.
4. Hiển thị kết quả.
5. Kết thúc.
Tập lệnh trên tuân thủ tất cả các
quy tắc đã đề cập. Vì vậy, tập lệnh này là một chương trình và nó sẽ thực hiện
thành công việc cộng hai số trên máy tính.
Ghi chú: Khả năng nhớ của con người được biết đến như
là trí nhớ, khả năng nhớ dữ liệu được đưa vào máy tính được gọi là “bộ nhớ”.
Máy tính nhận dữ liệu tại một thời điểm và làm việc với dữ liệu đó vào thời điểm khác, nghĩa là máy tính ghi dữ liệu vào trong
bộ nhớ rồi sau đó đọc ra để truy xuất các giá trị dữ liệu và làm việc với
chúng.
Khi khối lượng công việc giao cho
máy tính ngày càng nên nhiều và phức tạp thì tất cả các câu lệnh không thể được
đưa vào một chương trình, chúng cần được chia ra thành một số chương trình nhỏ
hơn. Tất cả các chương trình này cuối cùng được tích hợp lại để chúng có thể
làm việc với nhau. Một tập hợp các chương trình như thế được gọi là phần mềm.
Mối quan hệ giữa ba khái niệm câu
lệnh, chương trình và phần mềm có thể được biểu diễn bằng sơ đồ trong hình 1.1:
Hình 1.1: Phần mềm, chương trình và câu lệnh
Đăng nhận xét