Một
vòng lặp for được gọi là lồng nhau khi nó nằm bên trong một vòng lặp for
khác. Nó sẽ có dạng tương tự như sau:
for (i = 1; i < max1; i++)
{ ….
….
for (j = 0; j < max2 ;
j++)
{
…..
}
….
}
Ví
dụ:
#include
<stdio.h>
int main()
{
int i, j, k;
i = 0;
printf(“Enter no. of row: “);
scanf(“%d”, &i);
printf(“\n”);
for (j = 0; j < i; j++) {
printf(“\n”);
for (k = 0; k <= j; k++) /*vòng lặp for bên trong*/
printf(“*”);
}
}
Chương
trình trên sẽ hiển thị ký tự ‘*’ trên mỗi dòng và số ký tự ‘*’ trên mỗi dòng sẽ
tăng thêm 1. Chương trình sẽ nhận vào số dòng, từ đó ký tự ‘*’ sẽ được in ra.
Ví dụ, nếu nhập vào số 5, kết quả như sau
*
**
***
****
*****
Cũng giống
như vòng lặp for, các vòng lặp while và do ... while cũng
có thể được lồng vào nhau. Hãy xem một ví dụ được đưa ra dưới đây.
Ví
dụ:
#include
<stdio.h>
char i, ans;
i = '';
do{
x = 0;
ans = ‘y’;
printf(“\nEnter sequence of
character: “);
do{
i = getchar();
x++;
}while (i != ‘\n’);
i = '';
printf(“\nNumber of
characters entered is:%d”, --x);
printf(“\nMore sequences
(Y/N)?”);
ans = getch();
}while (ans == ‘Y’ || ans == ‘y’);
}
Kết quả
của chương trình được minh họa như sau:
Enter sequence of character: Good
Morning!
Number of character entered is: 14
More sequences (Y/N)? N
Chương
trình trên yêu cầu người dùng nhập vào một chuỗi kí tự cho đến khi nhấn phím
enter (vòng lặp while bên trong). Khi đó, chương trình thoát khỏi vòng lặp
do…while bên trong. Sau đó chương trình hỏi người dùng có muốn nhập tiếp
nữa hay thôi. Nếu người dùng nhấn phím
‘y’ hoặc ‘Y’, điều kiện cho vòng while bên ngoài là true và chương trình
nhắc người dùng nhập vào chuỗi ký tự khác. Chương trình cứ tiếp tục cho đến khi
người dùng nhấn bất kỳ một phím nào khác với phím ‘y’ hoặc ‘Y’. Và chương trình
kết thúc.
Các
lệnh nhẩy
C có bốn
câu lệnh thực hiện sự rẽ nhánh không điều kiện: return, goto,
break, và continue. Sự rẽ nhánh không điều kiện nghĩa là sự
chuyển điều khiển từ một điểm đến một lệnh xác định. Trong các lệnh chuyển điều
khiển trên, return và goto có thể dùng bất kỳ vị trí nào trong
chương trình, trong khi lệnh break và continue được sử dụng kết hợp
với các câu lệnh vòng lặp.
Lệnh
‘return’
Lệnh return dùng để quay lại vị trí gọi hàm sau khi
các lệnh trong hàm đó được thực thi xong. Trong lệnh return có thể có một giá
trị gắn với nó, giá trị đó sẽ được trả về cho chương trình. Cú pháp tổng quát của
câu lệnh return như sau:
return biểu_thức;
Biểu_thức
là một tùy chọn (không bắt buộc). Có thể có hơn một lệnh return được sử
dụng trong một hàm. Tuy nhiên, hàm sẽ quay trở về vị trí gọi hàm khi gặp lệnh return
đầu tiên. Lệnh return sẽ được làm rõ hơn sau khi học về hàm.
Đăng nhận xét