Các bước
cơ bản để xây dựng và thực thi một chương trình Java:
- Soạn thảo: Mã nguồn chương
trình được viết bằng một phần mềm soạn thảo văn bản dạng text và
lưu trên ổ đĩa. Ta có thể dùng những phần mềm soạn thảo văn bản
đơn giản nhất như Notepad (trong môi trường Windows) hay emacs (trong
môi trường Unix/Linux), hoặc các công cụ soạn thảo trong môi trường
tích hợp để viết mã nguồn chương trình. Mã nguồn Java đặt trong
các file với tên có phần mở rộng là .java.
- Dịch: Trình biên dịch
Java (javac) lấy file mã nguồn
và dịch thành các lệnh bằng bytecode mà máy ảo Java hiểu được, kết
quả là các file có đuôi .class.
- Nạp và chạy: Trình nạp Java (java) sẽ dùng máy ảo
Java để chạy chương trình đã được dịch ra dạng bytecode.
Để thuận tiện
và tăng năng suất cho việc lập trình, người ta dùng các môi trường lập
trình tích hợp (IDE
– integrated
development environment).
Trong đó, các bước dịch và chạy thường được kết hợp và thực hiện
tự động, tất cả các công đoạn đối với người dùng chỉ còn là việc
chạy các tính năng trong một phần mềm duy nhất. Trong số các IDE phổ
biến nhất cho Java có Eclipse, NetBean và IntellJ.
Đăng nhận xét