Trong phần này sẽ trình bày với các bạn về sử dụng các lệnh cơ bản với Git
Bước 3: Sau khi đăng ký và xác nhận tài khoản thành công, các
bạn ấn vào Sign In để đăng nhập tài khoản vừa tạo.
Đây là màn hình sau
khi đăng nhập
Bước 4: Click
vào dấu + và chọn New repository để tạo ra một repository mới
Bước 5: Nhập
vào tên repository bạn cần tạo
Trong
đó
- Repository
name là tên của dự án của bạn.
- Description:
miêu tả project của bạn, miên tả này có thể có hoặc không
- Trạng
thái của project là Public hay Private. Ở github thì rivate phải là tài khoản Pro mới
thiết đặt được.
Sau đó các bạn ấn
vào Create repository để tạo nơi lưu trữ.
Tiếp đến thì Github sẽ cho các bạn một số chỉ dẫn để thiết lập đến git, nếu bạn không
chọn mục Initialize this repository with a README.
Bước 7: Tạo
Local Repository và kết nối với Remote Repository vừa tạo ở trên
Mở cửa sổ
Terminal (trên Mac) hoặc Command (trên Win).
Tạo thư mục mới
trên máy tính của mình và đặt tên bất kỳ, trong ví dụ này là simple-repository
giống với tên của remote repository.
Chuyển
terminal đến thư mục simple-repository vừa tạo và sử dụng lệnh git
init để khởi tạo local repository mới
Bước 8: Sử dụng
lệnh git remote add origin để kết nối tới Remote Repository
(chú ý sử dụng dúng đường dẫn của Repository mà bạn vừa tạo.
Như vậy là
Local Repository và Remote Repository đã được liên kết với nhau. Bây giờ chúng
ta có thể bắt đầu làm việc trên dự án của mình.
Bước 9: Trong
thư mục simple-repository, tạo file mới tên là readme.txt.
Đây là file
dùng để chứa mô tả về dự án này, hầu hết tất cả các Repository đều có file này
để giới thiệu cho người khác biết về mục đích của dự án. Chúng ta có thể viết một
nội dung bất kỳ vào file này.
Sử dụng câu lệnh git
add để đưa file readme.txt vào trong chỉ mục của Git.
git add readme.txt
Bước 10: Sử dụng
câu lệnh git commit để lưu
lại các thay đổi.
Trong câu lệnh
trên, tuỳ chọn -m được sử dụng để ghi một “message” đánh dấu cho thay
đổi vừa rồi. Nó giải thích rằng chúng ta vừa thêm một file readme.txt mới.
Chúng ta cần ghi các thông điệp có ý nghĩa để dễ dàng cho việc hiểu và cộng tác
nhóm sau này.
Bước 11: Sử dụng
câu lệnh git push để đẩy các thay đổi ở Local Repository lên trên Remote
Repository.
git push -u
origin master
Như vậy là
chúng ta đã hoàn thành một luồng làm việc cơ bản với GitHub. Local Repository
và Remote Repository đã được đồng bộ với nhau.
Quay lại
trang dự án ở trên GitHub thì chúng ta sẽ thấy một giao diện như sau:
Hãy lặp lại
các bước từ 7 đến 11 để tạo các file mới.
Lưu ý: Để
push được dữ liệu lên repository cần cấu hình HTTPs hoặc SSH. Hãy xem cấu hình
SSH tại đây.
CodeLean.vn
Đăng nhận xét