Xin chào. Tôi sẽ hướng dẫn các bạn làm quen và trưởng thành cùng với Git. Hôm nay chúng ta hãy cùng học về "Git" - hệ thống quản lý phiên bản.
Khi muốn đưa về trạng thái trước khi chỉnh sửa của file thì mọi người sẽ làm như thế nào?
Cách đơn giản nhất đó là sao chép lại file trước khi chỉnh sửa. Trường hợp dùng phương pháp này thì sẽ phải thường xuyên thực hiện việc thêm ngày đã thay đổi vào tên thư mục hay file. Tuy nhiên, việc tự mình sao chép file mỗi lần chỉnh sửa thì sẽ rất vất vả, và cũng dễ xảy ra nhầm lẫn.
Hơn nữa, trường hợp đã đặt tên một cách vô trật tự như hình trên thì sẽ không thể phân biệt được file nào là bản mới nhất. Thêm nữa, với file đang chia sẻ và làm việc trong nhóm thì cũng sẽ có gắn tên của người chỉnh sửa. Nhưng lại không thể dễ dàng biết được đã thực hiện thay đổi như thế nào.
Ngoài ra, trường hợp file đang chia sẻ trong nhóm, nếu có hai người chỉnh sửa cùng lúc, thì sẽ xảy ra trường hợp xóa mất nội dung thay đổi của người đã chỉnh sửa trước đó.
Và để giải quyết những vấn đề này thì các hệ thống quản lý phiên bản như Git được tạo ra.
Quản lý phiên bản sử dụng Git
Git là một trong những Hệ thống Quản lý Phiên bản Phân tán, vốn được phát triển nhằm quản lý mã nguồn (source code) hữu hiệu của Linux.
Trên Git, có thể lưu trạng thái của file khi có nhu cầu dưới dạng lịch sử cập nhật. Vì thế, có thể đưa file đã chỉnh sửa một lần về trạng thái cũ hay có thể hiển thị sự khác biệt ở nơi chỉnh sửa.
Thêm nữa, khi định ghi đè (overwrite) lên file mới nhất đã chỉnh sửa của người khác bằng file đã chỉnh sửa dựa trên file cũ, thì khi đăng (upload) lên server sẽ hiện ra cảnh cáo. Vì thế, sẽ không xảy ra thất bại về việc đã ghi đè lên nội dung chỉnh sửa của người khác mà không hề hay biết.
Khi quản lý file bằng Git, lịch sử cập nhật sẽ được lưu trong Git. Vì không cần copy trước file dùng để sao lưu (Backup) sẵn có nên rất thuận tiện.
Đăng nhận xét