Bài đăng nổi bật



Hôm vừa rồi, tôi có nghe Ngài Ken Robinson nói về “schools kill creativity” trên Ted.com. Nội dung rất thú vị, tôi note lại vài điểm chính mà cho rằng nó vô cùng quan trọng và sẽ ảnh hưởng nhiều tới công việc của mình!

Tầm quan trọng của Tính Sáng Tạo

Bạn hãy thử tưởng tượng nhé, nếu năm nay, con bạn bắt đầu đi học lớp 1. Năm 2030 nó sẽ đi làm và sẽ nghỉ hưu vào năm 2090. Bạn có dự đoán được chính xác điều gì sẽ xảy ra vào 5 năm tới không? Chắc chắn là không rồi! Không ai có thể biết 5 năm nữa thế giới sẽ ra sao. Vậy mà, chúng ta có trách nhiệm giáo dục bọn trẻ cho tương lai. Vậy thì chúng ta phải làm sao để bọn trẻ có thể sống tốt trong tương lai ?
Theo SirKen Robinson, tất cả trẻ em đều rất tài năng. Và chúng ta đã lãng phí điều đó, một cách không thương xót. Vì thế ông đã nói đến giáo dục và nói đến tính sáng tạo. Luận điểm của ông là tính sáng tạo ngày nay cũng quan trọng như khả năng biết đọc, biết viết trong giáo dục và chúng ta cần đối xử với nó với mức độ quan tâm ngang bằng.

Nền giáo dục đang triệt tiêu tính sáng tạo

Trẻ con luôn làm những việc mà nó muốn, chúng không sợ sai và sẵn sàng mắc lỗi. Ông không cho rằng làm sai, mắc lỗi  là sáng tạo. Tuy nhiên nếu bạn không sẵn sàng mắc lỗi, bạn sẽ không bao giờ có thể sáng tạo ra cái gì đó nguyên bản. Vậy nhưng, trong hệ thống giáo dục thì lỗi lầm là thứ tồi tệ nhất bạn có thể gây ra. Kết quả là chúng đã và đang giáo dục con người triệt tiêu khả năng sáng tạo của họ.
Picasso đã từng nói đại ý rằng: tất cả mọi đứa trẻ khi sinh ra đều là nghệ sĩ, nhưng để vẫn là một nghệ sĩ khi ta trưởng thành mới là vấn đề. SirKen Robinson tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng chúng ta càng lớn càng ít sáng tạo. Hay là, chúng ta được giáo dục từ bỏ nó. Vậy tại sao lại thế?

Một cỡ cho tất cả

Tất cả mọi hệ thống giáo dục trên hành tinh này nều đều có chung một trật tự các môn học. Các môn học đầu bảng sẽ là toán và ngôn ngữ, sau đó là khoa học nhân văn, và cuối cùng là các môn nghệ thuật. Hệ thống giáo dục hiện nay dựa trên quan niệm về khả năng học thuật.
Và nó có lý do của nó. Toàn bộ hệ thống giáo dục được thiết lập để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hóa. Thế nên trật tự đó bắt nguồn từ hai quan điểm. Thứ nhất, những môn nào có lợi nhất cho công việc nằm ở trên cùng. Thứ hai là khả năng học thuật, cái mà đã ngự trị cách nhìn nhận của chúng ta về trí thông minh, bởi các trường đại học đã vạch ra hệ thống này theo ý họ.
Thực sự điều xảy ra là, khi bọn trẻ lớn lên chúng ta bắt đầu giáo dục chúng càng ngày càng tăng dần từ phần thắt lưng trở lên. Sau đó tập trung vào cái đầu. và lệch về một bên.
Chúng ta thấy rằng, toàn bộ hệ thống giáo dục công trên thế giới là một quá trình kéo dài để dẫn tới cổng trường đại học. Và hậu quả là rất nhiều người tài năng, sáng tạo, xuất chúng nghĩ họ không phải như vậy. Bởi cái mà họ xuất sắc ở trường không được đề cao, thậm chí bị bêu xấu.

Trí thông minh

Chúng ta đang có quá trình lạm phát học thuật: càng ngày càng có nhiều người có bằng cấp cao, và yêu cầu công việc cũng cao lên. Nhưng nhiều người lấy được bằng và vẫn thất nghiệp. Điều đó chỉ ra toàn bộ cấu trúc của giáo dục đang trượt xuống dưới chân chúng ta. Ta cần quan niệm lại một cách cơ bản, quan điểm về trí thông minh.
Chúng ta biết ba điều về trí thông minh. Thứ nhất, nó đa dạng. Thứ hai, nó rất năng động. Và cuối cùng, trí thông minh rất dễ nhận thấy.

Cần giáo dục toàn diện

Hệ thống giáo dục của chúng ta đã định hướng suy nghĩ của chúng ta theo hướng bóc lột Trái Đất. Và trong tương lai, điều đó sẽ không đúng nữa. Chúng ta phải nghĩ lại những nguyên tắc gốc rễ mà dựa trên đó chúng ra đang dạy dỗ thế hệ trẻ. Có một câu nói tuyệt vời của Jonas Salk rằng "Nếu tất cả côn trùng biến mất khỏi Trái Đất, trong vòng 50 năm sự sống trên Trái Đất sẽ chấm dứt. Nếu tất cả loài người biến mất khỏi Trái Đất, trong vòng 50 năm tất cả sự sống sẽ sum xuê."

Chúng ta thấy được khả năng sáng tạo của con em chúng ta, và hãy đặt niềm hy vọng vào thế hệ trẻ. Và nhiệm vụ của chúng ta là giáo dục chúng một cách toàn diện, để chúng có thể đối diện với tương lai. Chúng ta không được chứng kiến tương lai nhưng thế hệ trẻ sẽ làm được điều đó. 




Post a Comment

أحدث أقدم