Product Backlog là nơi lưu trữ danh sách các tính năng mong muốn của sản phẩm. Danh sách này được sắp xếp dựa trên độ ưu tiên của từng hạng mục. Các hạng mục có độ ưu tiên cao hơn nằm ở phía trên của danh sách và sẽ được Nhóm Phát triển lựa chọn để đưa vào sản xuất sớm, các hạng mục có độ ưu tiên thấp hơn sẽ nằm ở phía cuối của danh sách và được phát triển muộn hơn.
Product Owner là người chịu trách nhiệm quản lý và bảo trì Product Backlog. Việc này bao gồm xác định nội dung (các hạng mục cần phát triển), đánh giá độ ưu tiên và sắp xếp các hạng mục, làm mịn các hạng mục, làm rõ và giải thích tất cả mọi thắc mắc liên quan đến sản phẩm.
Product Backlog có thể chứa các hạng mục thuộc các loại như:
- Tính năng sản phẩm
- Lỗi
- Công việc liên quan đến kỹ thuật
- Công việc nghiên cứu
Các hạng mục Product Backlog có thể được mô tả bằng nhiều hình thức khác nhau. Một cách làm phổ biến đó là sử dụng User Story (một User Story là một đoạn mô tả ngắn về tính năng mong muốn của sản phẩm dưới góc nhìn của người dùng, nó có dạng: Là ….. tôi muốn …. để…… Ví dụ: Là khách hàng tôi muốn xem danh sách sản phẩm để chọn mua). Nhưng đây không phải là cách làm duy nhất, mỗi nhóm có thể lựa chọn cho mình hình thức phù hợp, chẳng hạn sử dụng User Case, User Scenario, v.v.. Cho dù nhóm lựa chọn hình thức nào thì cũng cần đảm bảo tính ngắn gọn, súc tích và rõ ràng của từng hạng mục.
Một Product Backlog tốt cần thỏa mãn tiêu chí DEEP, bao gồm:
- Detailed Appropriately (Đủ chi tiết Hợp lý): Có nghĩa là các hạng mục cần có đủ chi tiết để hiểu đúng, nhưng không có nghĩa là tất cả các hạng mục đều có một mức độ chi tiết như nhau mà chúng được giữ ở mức chi tiết phù hợp. Có nghĩa là, những hạng mục ở trên cùng (sẽ được đưa vào sản xuất sớm) cần có đầy đủ chi tiết ở mức cao nhất, những hạng mục ở phía dưới (sẽ được đưa vào sản xuất muộn hơn) thì chỉ cần giữ ở mức chi tiết cơ bản.
- Estimated (Được ước tính): Tất cả các hạng mục đều phải được ước tính, bao gồm cả giá trị thương mại và kích thước (lượng nỗ lực cần thiết để xây dựng).
- Emergent (Tiến hóa): Product Backlog không phải là một danh sách cố định. Nó liên tục được cập nhật và duy trì trong suốt quá trình phát triển dựa theo những hiểu biết học được.
- Prioritized (Sắp xếp theo độ ưu tiên): Các hạng mục trong Product Backlog cần được sắp xếp theo độ ưu tiên để tối ưu hóa giá trị của công việc phát triển.
Product Backlog là duy nhất, kể cả trong trường hợp có một hay nhiều
Nhóm Scrum cùng làm tham gia phát triển sản phẩm.
Hạng mục Product Backlog là tên gọi dùng cho các phần tử của một
Product Backlog. Product Backlog là một tập hợp của nhiều Hạng mục Product Backlog.
Một Hạng mục Product Backlog có thể được mô tả dưới bất cứ hình thức nào, chẳng hạn như:
User Story, User Case, User Scenario,…
Các Hạng mục Product Backlog thường được ước tính giá trị (đối với khách hàng) và độ lớn (lượng nỗ lực cần thiết để hoàn thành).
Những hạng mục ở phía trên của
Product Backlog thì được làm mịn hơn so với những hạng mục ở phía dưới, bởi vì những hạng mục ở phía trên sẽ được đưa vào phát triển sớm hơn.
إرسال تعليق